♥ Mái Nhà Tình Bạn ♥ - Teen Lý Thường Kiệt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
♥ Mái Nhà Tình Bạn ♥ - Teen Lý Thường Kiệt


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Làm bánh kem cam chỉ trong 10 phút Trả lờiLàm bánh kem cam chỉ trong 10 phút - 9 Trả lời
Logo forum Trả lờiLogo forum - 9 Trả lời
Cover cơn gió lạ Trả lờiCover cơn gió lạ - 8 Trả lời
Điều "tuyệt vời" trong hương vị nem lụi xứ Huế Trả lờiĐiều "tuyệt vời" trong hương vị nem lụi xứ Huế - 8 Trả lời
Góp ý last topic Trả lờiGóp ý last topic - 8 Trả lời
Dreamcatcher cho giấc ngủ thật ngon giống chị Bella Trả lờiDreamcatcher cho giấc ngủ thật ngon giống chị Bella - 8 Trả lời
Theme TaeTiSeo Trả lờiTheme TaeTiSeo - 7 Trả lời
Ký tự đặc biệt cho những người chưa biết Trả lờiKý tự đặc biệt cho những người chưa biết - 6 Trả lời
Lạ miệng với cơm chiên ăn sáng Trả lờiLạ miệng với cơm chiên ăn sáng - 6 Trả lời
Chính là anh Trả lờiChính là anh - 5 Trả lời
Logo cho Forum ver 3 lượt xemLogo cho Forum ver 3 - 12438 Xem
Logo forum lượt xemLogo forum - 11771 Xem
Chương 8: Bài tập Sinh học lớp 8 lượt xemChương 8: Bài tập Sinh học lớp 8 - 10246 Xem
Mật Mã Vice City cho những ai giềng game Siêu Quậy =)) lượt xemMật Mã Vice City cho những ai giềng game Siêu Quậy =)) - 10203 Xem
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Công Nghệ ( 2011-2012) lượt xemĐề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Công Nghệ ( 2011-2012) - 9542 Xem
Chương 7: Bài tập Sinh học lớp 8 lượt xemChương 7: Bài tập Sinh học lớp 8 - 7672 Xem
Chương 9: Bài tập Sinh học lớp 8 lượt xemChương 9: Bài tập Sinh học lớp 8 - 7415 Xem
Hướng dẫn cách gõ chữ có dấu trong Audition kiểu Unicode lượt xem Hướng dẫn cách gõ chữ có dấu trong Audition kiểu Unicode - 5795 Xem
Chương 5: Bài tập Sinh học lớp 8 lượt xemChương 5: Bài tập Sinh học lớp 8 - 5142 Xem
Chương 6: Bài tập Sinh học lớp 8 lượt xemChương 6: Bài tập Sinh học lớp 8 - 4980 Xem

Share

Chương 4: Bài tập Sinh học lớp 8

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm
Anonymous


Chương 4: Bài tập Sinh học lớp 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chương 4: Bài tập Sinh học lớp 8 Chương 4: Bài tập Sinh học lớp 8 EmptySun May 27, 2012 3:16 pm

CHƯƠNG IV :HÔ HẤP

- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp bao gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào

Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? Hoặc Hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống?

- Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể

Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
- Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí
- Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi thì có:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệun hóa các tác nhân gây bệnh

Đặc diểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp
- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới 70-80 cm2

Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi:
- Chúc năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm ko khí, bảo vệ phổi
- Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài

So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm

Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận:
- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau ntn để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu
- Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
- Ngoài ra, còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.

Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Sự luyện tập
- Tầm vóc
- Giới tính
- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật

Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch
- Tỉ lệ % CO2 trong ko khí thở ra cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra ko khí phế nang
- Hơi nước bão hóa trong khí thở ra do đc làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí
- Tỉ lệ % N2 trong ko khí hít vào và thở ra khác nhau ko nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này ko có ý nghĩa sinh học.

Mổ tả sự khuếch tán của 02 và CO2:
Trao đổi khí ở phổi:
- Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ từ ko khí phế nán vào máu
- Nồng độ C02trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào ko khí phế nang.
Trao đổi khí ở tế bòa:
- Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuech tán từ máu vào tế bào
- -Nồng độ CO2 trong tế bao cao hơn trong máu nên CO2 khuech tán tế nào vào máu

Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người:
- Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho ko khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi bao gồm sự khuech tán 02 từ ko khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào ko khí phế nang
- Trao đổi khí ở tế bào bao gồm sự khuech O2 từ máu vào tế bao và CO2 từ tế bào vào máu.

Hô hấp ở cơ thể và thỏ có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuech tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp
Khác nhau:
- Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên
- Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên

Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
- hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hờn), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn)

Không khí bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân ntn?
- Bụi
- Các khí độc hại như: NOX, SOX,CO, nicotin……
- Các vi sinh vật gây bệnh

Các tác nhân gây hại đường hô hấp:

Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra
- Dung tích sông phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé.
- Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng
Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

HẾT CHƯƠNG IV
Về Đầu Trang Go down

Chương 4: Bài tập Sinh học lớp 8

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Similar topics

-
» Chương 1: Bài tập Sinh học lớp 8
» Chương 2: Bài tập Sinh học lớp 8
» Chương 3: Bài tập Sinh học lớp 8
» Chương 5: Bài tập Sinh học lớp 8
» Chương 10: Bài tập Sinh học lớp 8

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♥ Mái Nhà Tình Bạn ♥ - Teen Lý Thường Kiệt :: ๑۩۞۩๑ (¯`•♥ GÓC HỌC TẬP ♥ •´¯) ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Bài tập -‘๑’- :: Khu Tự nhiên-
Chương 4: Bài tập Sinh học lớp 8 2