CHƯƠNG IX:THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Cấu tạo và chức năng của noron:
- Thân chứa nhân
- Các sợi nhánh và sợi trục, trong đó sợi trục có bao mielin bao ngoài. Các bao mielin được ngăn cách bằng các eo Rangvie
- Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các noron này với các noron khác hoặc với cơ quan trả lời.
- Chức năng của noron là hưng phấn và dẫn truyền.
Nêu cấu tạo của hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
- Bô phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống
- Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên; có các dây thàn kinh do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên có các hạch thần kinh.
Nêu chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh vận động liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức
- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ( các cơ quan nội tạng). Đó là những hoạt động không có ý thức.
Nêu cấu tạo của tủy sống:
- tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng
- Chất xám là căn cứ ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện
- chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não.
Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy:
- Có 31 đôi dây thần kinh tủy
- Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước ( rễ vận động)
- Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.
Chức năng của dây thần kinh tủy:
- rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng ( cơ chi)
- rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
- Dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh
Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và vó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước.. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
Nêu vị trí và các thành phần của não bộ:
- Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não.não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
- Phía sau trụ não là tiểu não
Vị trí, chức năng của tủy sống và trụ não:
Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian:
- Não trung gian nằm giữa đại não và trụ não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi
- Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
- Các nhân xám ở vùng dưới đồi là trung uong điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
Nếu cấu tạo và chức năng của tiểu não:
- Tiểu não gồm 2 thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám
- Chất xám là thành lớp vỏ tiểu não và các nhân
- Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh ( tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não)
- Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não:
Nếu cấu tạo và chức năng của trụ não:
- Trụ não gồm chất trắng ( ngoài) và chất xám (trong)
- Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám
- Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu, nơi xuất phát các dây thần kinh não
- Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại:dây cảm giác, dây vận động, dây pha.
Chức năng:
- điều khiển, điều hòa các hoạt động của nội quan
- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên và các đường dẫn truyền xuông
Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?
- Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.
Sự phân vùng chức năng của đại não?
- Vùng thị giác ở thùy chẩm
- Vùng thính giác ở thùy thái dương
- Vùng vận động ở hồi trán lên ( trước rãnh đỉnh)
- Vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên ( sau rãnh đỉnh)
- Vùng vận động ngôn ngữ nằm gần vùng vận động
- Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết nằm gần vùng thính giác và thị giác.
Nêu cấu tạo của đại não:
- Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa
- Bề mặt của đại não được phủ bởi 1 lớp chất xám làm thành vỏ não
- Bề mặt của đại não có rất nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ não nơi chứa thân noron lên tới 2300-2500cm2
- Hơn 2/3 diện tích bề mặt của não nằm trong các rãnh và khe.
- Vỏ não chỉ dày khoảng 2-3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp
- Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy.
- Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh
- Rãnh thái dương ngăn cahc1 thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương
- Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
- Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền
- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau
- Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống
- Hầu hết các đường này đều bắt chéo nhau hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống
Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các dộng vật khác trong lớp thú.
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các noron ( khối lượng chất xám lớn hơn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ
Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?
- Đều nằm trong chất xám nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên tủy sống và trong trụ não
So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động
Giống nhau:
- Đường hướng tâm của 2 phản xạ đều gồm 1 noron lien hệ với trung khu ở sừng sau chất xám
Khác nhau:
- cung phản xạ vận động:
+ Noron trung gian ( liên lạc) tiếp xúc với noron vận động ( li tâm) ở sừng trước
+ Đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 noron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng
- cung phản xạ sinh dưỡng:
+ Noron trung gian ( liên lạc) tiếp xúc với noron trước hạch sừng bên chất xám
+ Đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 noron tiếp giáp nhau trong các hạch sinh dưỡng.
Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng:
- Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phần trung ương nằm trong trụ não, tủy sống, phần ngoại biên là các dây thần kinh, hạch thần kinh
So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm:
Chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
- 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hòa được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.
Nêu cấu tạo cơ quan phân tích:
- Bao gồm: Cơ quan thụ cảm
- Dây thần kinh ( Dẫn truyền hướng tâm)
- Bộ phận phân tích ở trung ương
Nếu cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác:
- gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt
- Dây thần kinh thị giác ( dây số II)
- vùng thị giác ở thùy chẩm.
So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm:
Nêu cấu tạo của cầu mắt:
- Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày, lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô
- Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt
- Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt
- Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt
- Tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt
- Lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que
Nêu cấu tạo của màng lưới:
- Màng lưới có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que
- Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
- Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm
- Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực. Tuy nhiên, nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.
Do đó, khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.
- Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy.
- Như vậy, sự phân tich` ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm
Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ
- trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác
Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới:
- Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật/
Nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:
- Khi vật tiến lại gần, mắt phải điều tiết để thể thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới
Đồng tử sẽ ntn khi đèn phin vào mắt?
- Khi dọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng qua 1nhiều sẽ làm lóa mắt.
Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục:
Bệnh đau mắt hột:
- Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời
Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
- Vì ảnh của vật hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa do thùy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết
Nêu cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác:
- tế bào thụ cảm thính giác ( nằm trong 1 bộ phận của tai: cơ quan Coocti)
- dây thần kinh thính giác ( dây số VIII)
- Vùng thính giác ở thùy thái dương
Nêu cấu tạo của tai:
- chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong
- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ông tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ
- Tai giữa là 1 khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai gồm: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong
- Khoang tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng
- Tai trong gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phần tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
+ ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.
• Ốc tai màng là 1 ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2 vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng vên áp suất vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc
• Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
Nêu cách thu nhận sóng âm của tai:
- Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng mâ làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết vể âm thanh đã phát ra.
Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay trái?
- thể xác định được âm phát ra bên nào là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tay trái và ngược lại
Thế nào là PXKDK và PXCDK?
- PXKDK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập
- PXCDK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện
So sánh tính chất của PXCDK và PXKDK:
Giống nhau: về quá trình thành lập PXCDK và những điều kiện để PXCDK được hình thành và ức chế cùng ý nghĩa đối với đời sống
Mối quan hệ:
- PXKDK là cơ sở thành lập PXCDK
- Phải có sự kết hợp giữa 1 kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn)
Trình bày quá trình thành lập và ức chế PXCDK
- Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì ( kích thích có điều kiện) với kích thích của 1 phản xạ không điều kiện
- KTCDK phải tác động trước trong vài giây so với kích thích của PXKDK và hình thành đường liên hệ tạm thơi
- Quá trình kết hợp đó phải được lập lại nhiều lấn và thường xuyên được củng cố.
- ức chế PXCDK xảy ra khi hành động thói quen đó không được củng cố, làm mất đường liên hệ tạm thời.
Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi và sự hình thành các thói quen, các tập quá tốt đối với con người
Nêu sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người
- hình thành ở trẻ mới sinh , rất sớm
- Đó là các PX CDK với ánh sáng, màu sắc, âm thanh và chúng dần hoàn thiện
- Trẻ càng lớn, số lượng PXCDK xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp
- ức chế các phản xạ có điều kiện khi phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống
Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết:
- tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng có thể gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
- Là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất
- Là cơ sở của tư duy
Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa ntn đối với sức khỏe?
- Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức hế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động.
Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
- đi ngủ đúng giờ
- đánh răng, rửa mặt trước khi ngủ, chuẩn bị cho giấc ngủ
- đảm bảo không khí yên tĩnh
- tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ
Nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.
- ăn no trước khi ngủ
- dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá
tại sao không nên làm việc quá sức? thức quá khuya?
- vì sẽ gây căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh
Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?
- tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh
- Đảm bao giấc ngủ hằng ngày
- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo
- Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
HẾT CHƯƠNG IX