Khách vi Khách viếng thăm
| Tiêu đề: Những lưu ý cho teen về cách trình bày môn Toán Sun May 27, 2012 3:27 pm | |
| Làm thế nào để có thể ghi điểm với thầy cô chấm điểm của môn Toán nhỉ?
Trình bày rõ ràng, sạch đẹp
Cái này chắc hẳn teen nào cũng đã “phải” nghe mỗi lần kiểm tra hay trước bất cứ kì thi nào từ thầy cô, phụ huynh. Nhưng phải công nhận là rất ít khi teen chúng mình làm theo.
Trước hết là về vấn đề chữ viết, teen nên viết một cách thật gọn gàng, sáng sủa, viết sao cho nhìn vào bài thoáng tức là đẹp mắt, ưa nhìn. Đi thi teen đừng có tiếc giấy bởi “giấy thi được cấp thoải mái mà”. Có thể chữ bạn không đẹp như “rồng bay phượng múa” nhưng phải dễ đọc. Có nhiều teen viết vội vì sợ thiếu thời gian mà gây hậu quả mới nhìn vào đã lắc đầu thì chắc chắn teen "khó qua khỏi" rồi. Nhưng teen cũng lưu ý là đừng quá nắn nót đâm ra chậm để thiếu thời gian và lúc đầu là chữ đẹp nhưng sau đó như “gà bới”.
Thứ hai, khi làm hình học, teen nên vẽ hình và trình bày lời giải trên cùng trang hoặc ở cùng mặt thứ 2 và 3 của giấy thi để giám thị có thể vừa nhìn hình vừa kiểm tra lời giải của teen. Còn nếu teen đã lỡ làm ở một nửa mặt khác, phải sang trang mới thì nên nhớ vẽ hình theo, để tránh tình trạng thầy cô chấm bài cứ phải lật qua lật lại vừa nhìn hình vẽ vừa đối chiếu xem teen chứng minh, tính toán có đúng hay không? Nhất là đợt chấm thi đại học vào thời kì nóng nực, nhiều bài, cứ phải lật đi lật lại nhìn sẽ khiến giáo viên chấm bài cảm thấy ức chế và bực mình vô cùng. Khi đó điều bất lợi dành cho teen là không tránh khỏi.
Các kết quả bạn tính xong có thể đóng khung lại để người chấm dễ phát hiện, nhất là những bài nào có nhiều kết quả, câu trước phải dùng để chứng minh cho câu sau. Như thế, giáo viên không cần dò tìm lại đáp án mà mình đã làm.
[You must be registered and logged in to see this image.]Trình bày đẹp cũng là một mẹo cực kì dễ để teen có điểm cao. Cách trình bày cũng góp phần khá quan trọng trong việc quyết định teen đậu hay trượt đấy. Chỉ cần 0.5 điểm thôi là kết quả đã khác nhau một trời một vực rồi. Hãy cố gắng làm sao để người chấm có cảm tình và thấy thoải mái nhất khi chấm bài. Khi đó nếu bài làm của bạn có gặp phải những lỗi nhỏ cũng sẽ được bỏ qua và không bị trừ điểm.
Còn khi mình làm sai thì sao?
Nếu bạn biết chắc chắn mình làm sai thì nên dùng bút gạch chéo đi và làm xuống dưới. Tránh tình trạng tẩy xóa, viết đè lên, hay chữa trực tiếp đó. Bệnh thường gặp của teen là gạch đi nhưng lại gạch rất nhiều, gần như là đen toàn bộ chỗ sai, nhìn rất xấu, như vậy sẽ dễ gây nhầm lẫn cho giáo viên khi chấm. Thậm chí, bạn chữa đúng nhưng giáo viên không nhìn rõ hoặc không xác định được đó là số mấy, dấu bằng hay dấy suy ra… mà cho rằng teen làm sai. Không những thế, điều này còn làm cho thầy cô chấm bài khó chịu, nếu là người cẩn thận, “thương học trò” thì có thể “nương tay”, còn không teen rất dễ mất điểm.
Trong trường hợp bạn không chắc chắn về cách làm đầu tiên của mình là đúng hay sai, bạn có một cách làm khác và có thể kết quả khác thì tốt nhất là không gạch đi cách làm nào cả. Nhiều bạn phân vân không biết lúc đầu mình làm đúng không, lúc sau làm lại thì gạch bài trên đi mà không dám chắc bài dưới đúng hay sai. Lời khuyên cho teen là không gạch bài nào cả, để cả 2. Bởi theo rất nhiều giáo viên nói thì thầy cô sẽ chấm cả hai cách làm và cách làm nào đúng hay chưa làm đúng nhưng chấm theo các bước, bài nào được nhiều điểm hơn sẽ lấy. Vì vậy có thể bài chữa lúc sau của bạn chưa hẳn đã đúng bằng bài trước đó thì bạn sẽ được tính bài trước. Một kinh nghiệm rất bổ ích cho teen phải không nào? |
|