Chĩ có phần Văn Bản thui nhé
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
A.Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam:
Tác phẩm Tác giả Thể loại Gía trị nội dung Gía trị nghệ thuật
Nhớ Rừng Thế Lữ (1937-1989) Thơ mới ( tự do) Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả nổi chán chường cuộc sống ngục đày, tù túng, khát khao tự do mãnh liệt và lòng yêu nước Xây dựng hình tượng nhiều tầng ý nghĩa, bút pháp lãng mạng, đối lập
Quê Hương Tế Hanh (1921-2009) Thơ mới 8 chữ Tình yêu quê hương trong sáng, tha thiết, được thể hiện qua bức tranh sinh động, tươi sáng về 1 làng quê miền biển, trong đó nỗi bậc là hình ảnh khỏe khoắn của người dân chài và sinh hoạt làng chài. Vầng thơ bình dị, gợi cảm, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế, giàu ý nghĩa biểu trưng.
Ông Đồ Vũ Đình Liên (1913-1996) Thơ mới ( ngũ ngôn hiện đại) Tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiết cảnh cũ người xưa Ngôn ngữ bình dị, cô động hàm súc, kết cấu đầu cuối tương ứng, đối lập, tương phản.
Khi Con Tu Hú Tố Hữu ( 1920-2002) Thơ lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù đày. Thể thơ với giọng thơ tha thiết, sôi nỗi, tưởng tượng phong phú, điệp từ ngữ.
Tức Cảnh Pác Pó HCM (1890-1969) Thất ngôn tứ tuyệt đường luật Tinh thần và fong thái ung dung lạc quan của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy giang khổ ở Pác Bó, với Bác được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là 1 Giọng thơ bình dịnh, pha chút vui đùa.
Ngắm Trăng HCM Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên đầy say mê và phong thái ung dung của người chiến sĩ CM ngay cả trong cảnh ngục tù Phép so sánh ngôn ngữ độc đáo.
Đi Đường ( Tẩu lộ) HCM TNTT Mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc qua việc đi đường núi gợi ra chân lý đường đời: Vượt qua gian lao chông chất sẽ đạt tới tầm nhìn cao rộng và thắng lợi vẻ vang. Thơ tứ tuyệt giản dị hàm súc
Chiếu Dời Đô Lý Công Uẩn (974-1028) Chiếu ( văn nghị luận) Phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đất nước độc lập thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự lực tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh Luận cứ tiêu biểu, chính xác, lập luận hợp lí , chặt chẽ.
Hịch Tướng Sĩ Trần Quốc Tuấn (1231-1300) Hịch ( Nghị luận cổ, văn biền ngẫu Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm , thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Văn chính luận xuất sắc có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Nước Đại Việt Ta Nguyễn Trãi ( 1380-1472) Cáo ( văn biền ngẫu) Mang ý nghĩa 1 bản tuyên ngôn độc lập, đất nước ta có nền văn hiến lâu đời, lãnh thỗ riêng, phong tục , chủ quyền, truyền thống, lịch sử vẻ vang riêng , bọn xâm lược nhất định thất bại Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn.
Bàn luận về phép học Nguyễn Thiết ( 1723-1804) Tấu ( văn nghị luận) Mục đích chân chính của việc học để làm người có đạo đứcm có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, ko phải để cầu danh lợi. Lập luận chặt chẽ.
Thuế Máu Nguyễn Ái Quốc Chính luận Bộ mặt giả nhân nghĩa , thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp, trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh phi nghĩa Tư liệu phong phú, xác thực, ngòi bút trào phúng, sắc sảo, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.
B.Thông tin chính của các tác giả:
¤Thế Lữ (1907 -1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945) buổi đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Ngoài thơ, Thế Lữ còn viết truyện (truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,…). Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000). Tác phẩm chính: Mấy vần thơ ,Vàng và máu , Bên đường Thiên Lôi ,Lê Phong phóng viên
¤Vũ Đình Liên (1913-1996) quê gốc ở Hài Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội,là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh,
¤Tế Hanh (1921-2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh,một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940-1945 thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh bền bỉ sáng tác với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 1996). Tác phẩm chính : các tập thơ Hoa niên ,Gửi miền Bắc), Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới
¤Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quãng Thọ, huyện Quảng Điền, tình Thừa Thiên- Huế. Sau Cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền ( từ là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng), đồng thời vẫn sáng tác thơ. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: Việt Bắc , Ra trận, Máu và hoa
¤Hồ Chí Minh (1890 -1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc , mẹ lá Hoàng Thị Loan. Ông vốn là người yêu nước thương dân, và đã hưởng ứng và học tập theo Chũ nghĩa Mác Lê nin để bước trên con đường Thống nhất đất nước, ngày 5-6-1911 ông ra đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng. Sau 30 năm bôn ba và hoạt động ở nước ngoài, ông trở về nước và xây dựng công cuộc giải phóng Tổ quốc. Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp ,Đường cách mệnh,) , Nhật kí trong tù ,…
¤Lý Công Uẩn (974-1028) tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê , ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Tác phẩm nối tiếng : Chiếu Dời Đô,…
¤Trần Quốc Tuấn (1231-1300) , tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân , cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
¤ Nguyễn Trãi ( 1380-1442) , hiệu là Ức Trai , quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam.Tác phẩm chính: Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập,…
¤ Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn ( nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Thiếp là người “Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Quang Trung mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng Nguyễn Thiếp ra giúp sức triều Tây Sơn, góp phần xây dựng rất nước về mặt chính trị, Khi Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với nhà Nguyễn.
C.Các Thể loại văn học:
Thơ trung đại Thơ hiện đại
Niêm luật chặt chẽ, bộc lộ tình cảm , cảm xúc gián tiếp Số câu số chữ tự do, cảm xúc ,tình cảm bộc lộ trực tiếp.
• Cáo ,Chiếu ,Hịch :
+ Giống : Đều thuộc thể loại văn nghị luận cổ, chủ đề là tinh thần yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm, lòng tự hào, quê hương đất nước, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, giọng điệu đanh thép, hùng hồn, câu văn biền ngẫu
+ Khác: Mục đích từng loại khác nhau:
•- Hịch: Lời kêu gọi tướng sĩ hay nhân dân đứng lên chống ngoại xâm.
• Cáo: Văn bản được vua chúa , thũ lĩnh dùng để trình bày 1 chủ trg hay công bố kết qả một sự việc cho mọi người cùng biết.
• Chiếu: Văn bản do vua công bố dùng để ban mệnh lệnh.